Trong độ tuổi này, tư duy nhận thức về sự vật xung quanh của bé dần dần được nâng cao. Bạn có thể vận dụng các hình ảnh hoặc đồ chơi để giúp bé luyện tập và phát triển tư duy nhận thức này.
Hình ảnh gắn liền âm thanh
Em bé 9 – 10 tháng tuổi thường thích các đồ chơi nhiều màu sắc tươi sáng, hình thù sống động, đặc biệt là búp bê, ô tô, những con vật nhỏ ngộ nghĩnh và những đồ vật phát ra âm thanh khi cầm hoặc chạm tay vào. Khi cho bé chơi những đồ chơi như thế để phát triển khả năng nhận thức đồ vật xung quanh, bố mẹ nên nói cho biết tên gọi của từng đồ vật khác nhau hoặc tốt nhất là gắn liền đồ chơi với một âm thanh đặc trưng của nó. Ví dụ, khi cho bé chơi với chú chó bông, bạn nên chỉ vào đồ chơi và đọc rõ âm “chó” hoặc “em chó” cùng với tiếng kêu “gâu, gâu”. Sau nhiều lần như vậy và khi tư duy đã phát triển đến mức độ nhất định, bé sẽ tự hiểu rằng chó thì sủa “gâu, gâu”, mèo kêu “meo, meo”, ô tô, xe máy kêu “brưm, brưm”…
Trong lúc chơi với bé, bạn cũng có thể kết hợp dạy bé các chi tiết của đồ chơi, như đôi mắt, mũi, miệng, tai của chó bông, bánh xe của ô tô…
Album ảnh
Em bé 9 – 10 tháng tuổi cũng rất thích nhìn album ảnh nhiều màu sắc và hình ảnh sinh động. Bạn có thể chọn một số bức ảnh hoặc bưu thiếp có màu sắc phong phú, hình ảnh rõ ràng để cho bé xem. Cũng có thể treo, dán các bức ảnh này trên tường trong phòng bé hoặc nơi bé thường chơi để bất cứ lúc nào bé cũng có thể nhìn thấy các hình ảnh này.
Khi chỉ cho bé các hình ảnh này, bạn nên nói chính xác tên người, đồ vật, con vật xuất hiện trong ảnh. Ví dụ, trong ảnh là chú mèo con, bạn nên chỉ và nói với bé: “Đây là con mèo”, đừng nói với bé đây là con “meo meo”.
Sau khi bé đã nhận biết rõ và thuộc tên các sự vật trong ảnh, bạn nên thay thế một loạt ảnh mới để bé không cảm thấy nhàm chán, đồng thời biết thêm nhiều sự vật khác.
Nhận biết các bộ phận trên cơ thể
Mẹ ngồi trên sàn nhà, bé ngồi trong lòng mẹ. Hai mẹ con cùng nhìn về gương lớn trước mặt (gương nên đặt sát mặt sàn là tốt nhất). Mẹ chạm vào đầu, tai, mắt, mũi và cằm của bé, chạm đến bộ phận nào nói rõ tên bộ phận ấy, ví dụ: “Đây là đầu của… (tên bé) này”, “Đây là mũi của… (tên bé) này”… Nếu kết hợp được việc chạm tay với bài hát có nhắc tên các bộ phận trên cơ thể bé thì càng tốt. Bạn có thể tham khảo bài hát “Ô sao bé không lắc?”, “Năm giác quan” để bé chơi trò chơi này thêm hứng thú nhé.
Bắt chước động tác
Trò chơi này rèn luyện cho bé khả năng mô phỏng động tác của người khác và khám phá thêm các khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Khi mới chơi lần đầu, bạn làm mẫu trước với những động tác đơn giản như mỉm cười, lè lưỡi, đưa lưỡi từ bên này sang bên kia, phồng má, lắc đầu, gật đầu… Sau khi thực hiện xong động tác, bạn khuyến khích, cổ vũ bé làm theo. Khi bé lặp lại được động tác, bạn vỗ tay hoan hô và khen khích lệ tinh thần bé. Trong khi chơi trò này, bạn phải giữ thái độ thoải mái, vui vẻ để tạo không khí hứng thú tham gia trò chơi cho bé.
Sau khi bé thực hiện được một số động tác riêng lẻ, bạn có thể “làm mới” trò chơi bằng cách thực hiện liên tục các động tác này với tốc độ càng ngày càng nhanh. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy.
8 trò siêu đơn giản cha mẹ nên thử chơi với con một lần
Bố mẹ không cần phải quá cầu kỳ hay đầu tư cho những cuộc vui chơi ngoài trời của bé, chỉ đơn giản bằng cách đưa bé ra bên ngoài, kết hợp những trò chơi đơn giản mà vui tươi dưới đây là cả nhà đã có thể có những giây phút thật vui vẻ bên nhau.
Mẹ đau đầu khi thấy bé nhà mình cứ chăm chăm mượn điện thoại của bố mẹ để nghịch, cấm không cho bé nghịch thì bé lại quay sang xem tivi (TV). Nói chung, bé vẫn cứ làm những việc không những khiến cho mắt bé mệt mỏi, mà còn làm cho bé trì trệ, hoạt động kém. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề nhức nhối đó.
Cách tốt nhất giúp bé tránh những thói quen vô bổ đó chính là thay thế chúng bằng những hoạt động hữu ích khác, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời. Thực tế, bố mẹ không cần phải quá cầu kỳ hay đầu tư cho những cuộc vui chơi ngoài trời của bé, chỉ đơn giản bằng cách đưa bé ra bên ngoài, kết hợp những trò chơi đơn giản mà vui tươi dưới đây là cả nhà đã có thể có những giây phút thật vui vẻ bên nhau.
1. Tìm màu sắc
Đầu tiên, mẹ hãy chọn một quán café có chỗ ngồi hướng ra mặt đường đông người qua lại. Sau đó hay nói với bé cùng tổ chức một cuộc thi nho nhỏ xem ai là người tìm được các đồ vật (quần áo người đi đường, xe cộ,…) có màu như quy định ban đầu. Đầu tiên, mẹ và bé có thể chọn màu xanh lá cây, đỏ, hay xanh nước biển làm màu mẫu, trước khi chuyển sang những màu khó nhận biết cho bé, như màu tím. Phần thưởng có thể là một cái bánh ngọt mà bé yêu thích. Trò chơi này vừa phát triển khả năng phân biệt màu sắc của bé, vừa tạo thêm sự vui vẻ cho những lần dẫn bé đi café với mẹ.
2. Bắt bóng
Đây là một trò chơi rất thích hợp khi mẹ đưa bé ra ngoài hưởng nắng vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi mà nắng vào thời gian đó không quá gắt và bóng đổ là dài nhất. Bố mẹ hay bắt đầu với việc chọn một người là người bắt những chiếc bóng (oẳn tù tí với bé), sau đó cùng nhau chạy vòng quanh. Khi người đi bắt bóng giẫm lên được bóng đổ của người khác, thì người có bóng bị giẫm lên sẽ trở thành người đi đuổi, và trò chơi lại bắt đầu.
3. Hứng lá cây
Trò chơi này sẽ phát huy hết khả năng và sự hứng thú khi chơi vào mùa thu. Sáng mùa thu mát trời, mẹ có thể rủ một vài người bạn của mình, dắt theo con nhỏ, và mời tất cả cùng chơi hứng lá cây. Đầu tiên, các bé và mẹ sẽ đứng vòng quanh một cái cây nhỏ. Khi mọi người đã sẵn sàng, một trong các mẹ lắc cái cây thật mạnh trong vòng 10 – 20 giây. Các bé hãy cố gắng hứng được thật nhiều lá cây rụng. Bé nào giữ được nhiều lá cây nhất (cả trên tay và trong túi các bé) sẽ là người thắng cuộc.
4. Cáo và gà con
Với trò chơi này, mẹ hãy vạch ra một ranh giới để đánh dấu phạm vi mà những người chơi không được chạy qua. Mẹ hãy đóng giả làm cáo và để các bé còn lại đóng vai những chú gà nhỏ. Sau đó, cáo mẹ sẽ chạy bắt những chú gà con xinh xắn đang chạy lon ton trong khắp phạm vi đã định trước. Gà con bị bắt trong trò chơi sẽ trở thành trợ thủ bắt những chú gà còn lại cho cáo mẹ (thay vì cáo mẹ ăn gà con!). Gà con cuối cùng bị bắt sẽ được làm cáo trong vòng chơi tiếp theo.
5. Đoán hình với mây
Trò chơi này thích hợp khi mẹ và bé đã thấm mệt bởi những hoạt động khác. Theo đó, mẹ và các bé có thể nằm xuống và cùng nhìn lên bầu trời, nơi có những đám mây bồng bềnh trôi. Mẹ hãy chọn một đám mây có hình dáng thú vị, sau đó hỏi các bé xem theo bé đám mây đó mang hình thù của cái gì – một chú voi, cái kẹo mút, cái kem, và cứ thế tiếp tục. Bé nào có ý tưởng được nhiều người đồng tình nhất sẽ là người được chọn đám mây tiếp theo.
6. Bắt chước
Hãy bắt đầu với mẹ là thủ lĩnh. Sau đó, các bé sẽ bám theo sau mẹ thành hàng dài, và đi theo mẹ bất cứ mẹ đi đâu, cũng như phải bắt chước chính xác những hành động mẹ làm. Nếu mẹ nhảy lò cò, các bé sẽ nhảy lò cò. Nếu mẹ đi theo kiểu “chú khỉ con”, các bé cũng sẽ đi như những chú khỉ con. Vời trò chơi này, mẹ hãy thật thoải mái mà làm những hành động có phần kì cục, chính những hàng động đó lại mang đến những tràng cười vui vẻ cho cả nhà đấy! Sau một thời gian, mẹ có thể cho một bé khác lên thay thế, làm đầu tàu cho cả đoàn.
7. Tìm kho báu dọc đường
Trước khi dẫn trẻ đi dạo, mẹ hãy liệt kê những thứ mà mẹ nghĩ có thể xuất hiện trên cung đường đi của mẹ và bé, ví dụ như: lá cây, hoa dại, hòn đá nhẵn, cành cây ngắn – và đó sẽ là những báu vật thất lạc dọc đướng mà các bé cần tìm. Ngay cả khi đi trên đường, mẹ cũng có thể thêm nhiều thứ hơn vào danh sách nếu thấy các bé tìm được những vật trước đó quá nhanh. Cuối buổi đi dạo, mẹ hãy thưởng cho bé nào tìm được đầy đủ các “báu vật” đó.
8. Rồng rắn lên mây
Hai người sẽ bắt đầu trò chơi này bằng cách bám vào nhau thành một “con rồng” và đi đuổi bắt tất cả những bé còn lại. Nếu bắt đc bé nào thì bé đó sẽ nối đuôi vào “con rồng”. Trò chơi cứ thế tiếp diễn đến khi tất cả mọi người bị bắt. Trò chơi này có thế tốn thời gian vì con rồng càng dài thì việc đuổi bắt càng khó khăn, nhưng cũng càng thích thú!
Nguồn bài viết: Trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ 9-10 tháng tuổi – Tại – Tranquoctoan.edu.vn
Chuyên Mục: Kiến Thức