Trí thông minh có tầm ảnh hướng rất lớn đến khả năng thành công sau này của trẻ. Đó là món quà tuyệt vời mà con cái được “thừa kế” từ bố mẹ, nó còn do nhiều yếu tố khác quyết định như môi trường, giáo dục và do chính bản thân của bé nữa.
Muốn phát triển trí thông minh cho trẻ, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non, cha mẹ phải tạo được môi trường thuận lợi để trẻ tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tương tác
Các phương pháp phát triển trí thông minh cho trẻ mầm non
Trở thành người bạn đồng hành cùng con
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những đứa trẻ thường xuyên nhận được sự quan tâm của bố mẹ sẽ phát triển trí thông minh tốt hơn so với những bé ít được quan tâm. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, bên cạnh trẻ như một người bạn thật sự, khiến chúng cảm thấy được yêu thương, chăm sóc, từ đó cũng cấp nền tảng cho kỹ năng tư duy của trẻ.
Đơn giản hơn, cha mẹ có thể cùng chơi nhạc với con, cùng nhau đọc sách, cùng nhau chơi các trò chơi trí tuệ, cùng tận hưởng thời gian vui vẻ bên nhau. Đó là những cách đơn giản nhưng chắc chắn sẽ cải thiện việc tiếp thu và phát triển nhận thức của trẻ.
Cho trẻ vui chơi đúng cách
Theo quan niệm của nhiều bậc phụ huynh, mỗi khi trẻ vui chơi thì bố mẹ đều phải luôn bên cạnh giám sát theo từng hành động của con, nhưng ít ai biết rằng giá trị của việc tự chơi được chứng minh là chìa khóa cho sự phát triển của trẻ. Nếu bạn không cho phép con cái có đủ tự chủ để phát triển những kỹ năng độc lập, cũng có nghĩa là bạn đã không trang bị cho chúng những công cụ cần thiết trong tương lai.
Trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu kỳ, thích quan sát và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, hãy khuyến khích bé vui chơi với các trò chơi vận động ngoài trời, rèn luyện thể lực và khám phá tự nhiên như: bể bơi cho bé hay đi xe đạp, xe lắc… hoặc các loại đồ chơi trẻ em thông minh như đồ chơi gỗ, đồ chơi xếp hình, vẽ nặn… Khi chơi bé được tự do khám phá và cố gắng vui chơi cùng con trẻ và trở thành người bạn đồng hành, giúp bé cùng khám phá và giải quyết những thắc mắc cho bé theo hướng gợi mở tư duy để trẻ tự tìm kiếm câu trả lời. Mặt khác, bạn cũng nên tạo điều kiện cho bé vui chơi, tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên nhằm tăng cường hiểu biết và các kiến thức tự nhiện cho bé để trẻ có nền tảng phát triển tốt nhất.
Nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ trẻ bằng thơ ca
Hãy dạy cho bé học thơ ca, dân gian nổi tiếng. Khi đọc cho trẻ nghe, hãy giúp trẻ học thuộc lòng bài thơ ca đó và giảng giải cặn kẽ về đạo lý ở đời, đạo lý làm người. Nó sẽ có tác dụng loại bỏ tính xấu của trẻ, đồng thời nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc và văn học, trở thành cơ sở ban đầu về ngôn ngữ nghệ thuật ở trẻ. Những bài thơ ca này sẽ kích thích trẻ tưởng tượng và động não suy nghĩ. Tuy bé chưa hiểu được ngụ ý sâu xa nhưng những câu thơ sẽ in sâu vào trong tâm trí, lưu giữ những ấn tượng cho đến mãi sau này.
Bên cạnh đó, nghe nhạc cũng sẽ giúp tăng cường trí nhớ, sự chú ý, động lực chơi một số nhạc cụ cũng ảnh hưởng đến suy nghĩ, lý luận về không gian thời gian, điều này sẽ là nền tảng cho toán học trừu tượng. Nếu có thể, bạn hãy cho trẻ bắt đầu với piano. Sau khi hiểu được những điều cơ bản về âm nhạc, trẻ sẽ dễ dàng tìm hiểu bất kì nhạc cụ nào
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Thực phẩm cũng là một trong những điều quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bố mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của con các loại siêu thực phẩm để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Một chế độ ăn giàu protein (trứng, cá, thịt, đậu v.v…) sẽ giúp trẻ tỉnh táo. Ngoài ra, việc cung cấp Carbonhydrates (ngũ cốc, trái cây…) cho bộ não của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt tư duy. Vitamin và khoáng chất cũng là thực phẩm quan trọng không thể thiếu. Bạn không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có đường, điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ.
Nguồn bài viết: Các phương pháp phát triển trí thông minh cho trẻ mầm non – Tại – Tranquoctoan.edu.vn
Chuyên Mục: Kiến Thức